Ưu nhược điểm và tính ứng dụng của các loại gỗ veneer. Gỗ veneer hay còn được gọi là tấm veneer là dòng gỗ được ứng dụng phổ biến trong sản xuất nội thất. Bản thân tấm gỗ này được lạng ra từ gỗ tự nhiên, sở hữu nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội. Các dòng gỗ công nghiệp phủ veneer ngày càng được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất gia đình, văn phòng. Tại nội dung bài viết sau đây Hoaphatnoithat.net.vn sẽ cung cấp ưu, nhược điểm cũng như tính ứng dụng và quy trình sản xuất gỗ veneer đến các bạn.
1. Đặc điểm của gỗ veneer
Gỗ veneer còn được biết đến với tên gọi là ván lạng. Gỗ có cấu tạo gồm 2 lớp chính. Lớp bên ngoài là lớp gỗ được xẻ/lạng có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm; độ rộng bề mặt thường từ 200-500mm. Lớp bên trong là ván gỗ công nghiệp.
Tấm gỗ này thường được dùng phủ lên ván MDF hoặc HDF và các dòng ván gỗ công nghiệp khác. Mức giá thành các dòng MDF veneer và HDF veneer tương đối phải chăng và được ứng dụng phổ biến. Các sản phẩm từ gỗ công nghiệp phủ veneer được sử dụng rộng rãi trong: Đóng kệ tivi, kệ sách, kệ tủ áo, các loại lam hộp trang trí. Veneer còn có thể phủ trên gỗ ghép mang đến tính thẩm mỹ cũng như độ bền cao.
Bề mặt loại gỗ này thường được làm từ các chất liệu phổ biến như sồi, óc chó, xoan đào, tần bì,… và sở hữu đầy đủ các tính chất của gỗ tự nhiên. Sau khi được lạng ra từ thân gỗ tự nhiên, gỗ sẽ được chế biến; gia công nhằm loại bỏ vi khuẩn, lượng nước và tăng độ bền của gỗ với tác động từ bên ngoài. Veneer sở hữu các ưu điểm như: Chống mối mọt, cong vênh; có bề mặt sáng với các vân trang trí đẹp mắt.
2. Những loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay phổ biến với các dòng Veneer như: gỗ óc chó; gỗ tần bì; gỗ sồi, veneer đào, gỗ căm xe,… Veneer thường được dùng dán lên ván gỗ tự nhiên hoặc ván gỗ công nghiệp. Trong đó có thể kể đến một số dòng Veneer như:
Gỗ Veneer xoan đào
Đây là loại gỗ được lạng từ gỗ xoan đào tự nhiên mang đến nhiều tính năng và ưu điểm đến người dùng. Loại gỗ này mang đến các dòng nội thất có độ bền màu cao, màu sắc đẹp mắt. Gỗ xoan đào có màu sắc từ vàng nhạt đến màu gần trắng. Tùy thuộc vào vùng trồng gỗ, chất đất mà gỗ sẽ có các đặc tính khác nhau. Vân gỗ xoan đào thẳng, to, mặt gỗ đều có khả năng chịu máy tốt, dính keo cao, bám ốc.
Chính nhờ những ưu điểm này mà các sản phẩm veneer xoan đào dễ sản xuất hơn; ít bị biến dạng khi sấy khô, dễ nhuộm và đánh bóng. Hạn chế của veneer xoan đào chính là khả năng chống nước không cao. Tấm dán veneer thường được kết hợp cùng tấm cốt chống ẩm giúp cải thiện nhược điểm này.
Gỗ Veneer sồi
Gỗ sồi được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ gỗ nội thất, mang đến nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội. Gỗ sồi (oak) gồm có 2 loại bao gồm gỗ sồi đỏ (Red oak) và gỗ sồi trắng (White oak). Dòng gỗ này thường được xẻ sấy, nhập khẩu chủ yếu từ Châu Âu và Mỹ. Ưu điểm của dòng gỗ này là có khả năng chống va đập và va đập cao; dễ uốn cong bằng hơi nước.
Nhược điểm của gỗ sồi chính là có độ chắc chắn thấp hơn các dòng gỗ khác. So với gỗ xoan, gỗ sồi dễ bị biến dạng khi tiến hành sấy và phơi. Veneer sồi thường được ứng dụng trong thiết kế; sản xuất các dòng nội thất thông dụng như: Bàn học, giá sách, giường ngủ, tủ, các loại bàn ghế,…
Gỗ Veneer căm xe
Gỗ căm xe có nhiều tại khu vực Tây Nguyên với các ưu điểm như cứng chắc và chịu lực tốt. Đây là một trong 3 loại gỗ được làm gỗ Veneer dán phổ biến trong sản xuất nội thất hiện nay. Gỗ giác có màu màu trắng vàng nhạt, lõi gỗ có vân, màu đỏ thẫm, thớ gỗ mịn. Sau khi được lạng mỏng từ gỗ căm xe, veneer căm xe sẽ có màu sắc cũng như các tính năng của dòng gỗ này. Gỗ veneer căm xe thường được ứng dụng trong sản xuất các dòng nội thất như: tủ bếp, cánh cửa, tủ tài liệu,…
Veneer óc chó
Gỗ óc chó được ứng dụng phổ biến trong chế tạo nội thất công nghiệp với nhiều ưu điểm và tính năng. Loại gỗ này được sản xuất từ gỗ cây óc chó với độ dày phổ biến là 0.3mm. Veneer óc chó thường được dán lên các loại cốt gỗ công nghiệp như: gỗ MFC, gỗ HDF, gỗ MDF,…
Cây óc chó còn được biết đến với tên gọi Hồ đào/Hạnh đào có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Loại cây này có tên khoa học là Ficus Hirta Vahl. Thường được trồng tại Mỹ đặc biệt là California Walnuts, Canada, Argentina,… Tại Việt Nam loại cây này được trồng nhiều tại khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc. Óc chó có thân cây cao, cây màu tro, vỏ nhẵn.
Gỗ veneer Tần bì
Gỗ Tần bì hay còn được là Veneer Ash, đây là một loại gỗ dán được lạng mỏng từ cây gỗ Tần Bì tự nhiên. Loại gỗ này sẽ được dán lên bề mặt cốt khác như ván công nghiệp MDF; MFC hoặc phủ lên ván gỗ tự nhiên. Dòng gỗ này có nhiều ưu điểm như dễ gia công sản xuất; dễ thao tác ốc vít, tác đinh, gỗ khá mềm. Thân gỗ tần bì có thể chịu được các biến đổi thời tiết với màu sắc và vân gỗ có tính thẩm mỹ cao.
3. Ưu nhược điểm của gỗ veneer
Các sản phẩm gỗ công nghiệp có bề mặt phủ Veneer được ứng dụng ngày càng phổ biến với các ưu điểm nổi bật. Có thể kể đến một số ưu – nhược điểm của các dòng gỗ veneer như:
Ưu điểm của gỗ veneer
Tính kinh tế cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Ưu điểm đầu tiên của loại gỗ này chính là tính ứng dụng cao. Ngày nay gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Việc sử dụng gỗ tấm thay thế được xem là giải pháp kinh tế mang lại hiệu quả cao. Veneer khi được phủ lên cốt gỗ công nghiệp sẽ mang đến tính thẩm mỹ cao. Veneer được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên, sở hữu màu sắc; vân gỗ và các tính năng của loại cây gỗ tự nhiên đó. Từ cây gỗ tự nhiên có thể tạo ra nhiều tấm Veneer. So với việc sử dụng nguyên khối gỗ thật, ép Veneer giúp tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Tính thẩm mỹ, chất lượng và độ bền gỗ cao
Loại gỗ này mang đến các ưu điểm như giữ màu tốt; bề mặt ván gỗ luôn sáng bóng, nhẵn mịn, hoa văn và màu sắc giống gỗ tự nhiên. Khi so sánh tấm veneer và gỗ tự nhiên có thể nhận ra các tính năng và ưu điểm như: Không bị mối mọt, khó bị cong vênh; không bị biến dạng khi thay đổi thời tiết. Mang đến các sản phẩm nội thất với màu sắc và vân gỗ giống tự nhiên, có tính thẩm mỹ cao.
Có tính ứng dụng cao
Các đơn vị chế biến, sản xuất gỗ công nghiệp có thể: Ghép vân ngang, dọc, chéo, chạy chỉ chìm, đảo vân,… cho cốt gỗ công nghiệp từ Veneer. Veneer được ứng dụng linh hoạt trong thiết kế nội thất. Các dòng sản phẩm nội thất công nghiệp ép veneer ngày càng được sử dụng phổ biến tại các gia đình, đơn vị, văn phòng. Gỗ veneer thường được dùng chế biến các sản phẩm nội thất thông dụng như: Bàn ghế, tủ, kệ, giường,…
Nhược điểm gỗ veneer
Khả năng chịu nước kém
Một trong những hạn chế của veneer khi kết hợp với ván gỗ công nghiệp chính là khả năng chống ẩm kém. Dù đã được sơn bề mặt hay xử lý hóa chất thì các dòng gỗ công nghiệp dán veneer vẫn sợ nước. Chính vì vậy gỗ công nghiệp dán veneer thường chỉ được dùng cho các sản phẩm nội thất đặt tại vị trí khô ráo, tránh hơi ẩm.
Chịu nhiệt, chống xước kém
Nhược điểm lớn nhất của các dòng gỗ veneer chính là khả năng chịu nhiệt kém (thậm chí còn kém hơn so với nhựa Compact HPL). Veneer có độ dày rất mỏng (1 ~ 2 rem), nên dễ bị trầy xước, chịu lực kém. Trong quá trình chế biến và sản xuất các đơn vị thi công cần cẩn trọng, tránh gây xước bề mặt veneer.
4. Quy trình sản xuất gỗ Veneer
Tùy thuộc vào xưởng sản xuất chế biến mà gỗ veneer sẽ được sản xuất theo các bước khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản veneer sẽ được sản xuất theo quy trình bao gồm 7 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị, sơ chế vật liệu đầu vào
Cây gỗ tự nhiên sẽ được loại bỏ vỏ và bỏ càng, sau đó được xử lý qua nhiều công đoạn như: Luộc, ngâm, tẩm để loại bỏ nhựa của cây; cũng như tăng độ bền và giúp việc gia công trở nên dễ dàng hơn.
Bước 2: Lạng mỏng gỗ
Cây gỗ sau khi qua xử lý sẽ được lạng mỏng bằng lưỡi lạng tiêu chuẩn dày 3 ly. Độ dày lưỡi lạng này giúp các tấm veneer giữ được màu sắc và vân gỗ tự nhiên; có độ bền tốt, dễ dàng chế biến sản xuất thi công.
Bước 3: Sấy nhiệt
Sau khi lạng mỏng các tấm veneer sẽ được xếp chồng lên nhau và được sấy theo mức nhiệt độ; thời gian tiêu chuẩn trong máy sấy công nghiệp. Để tránh tăng độ giòn và tránh cong vênh. Tấm veneer thường không được phơi nắng tự nhiên, tránh làm giảm chất lượng.
Bước 4: Lăn keo, phủ bề mặt
Sau khi sấy, veneer sẽ được cho vào máy lăn keo và dán vào các bề mặt gỗ ghép thanh tự nhiên. Hoặc cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF, MDF,… tùy theo mục đích sử dụng.
Bước 5: Ép nhiệt
Sau khi dán hoàn tất, tấm gỗ đã dán veneer sẽ được đưa vào máy ép nhiệt với nhiệt độ khoảng 60 độ; trong khoảng thời gian khoảng 5 phút.
Bước 6: Đánh bóng
Sử dụng máy nhám, máy chà để đánh bóng và làm tinh các góc cạnh, bề mặt.
Bước 7: Kiểm tra
Nghiệm thu sản phẩm xem đã đặt chất lượng tiêu chuẩn hay chưa. Sau đó có thể lưu kho hoặc phân phối ra thị trường.
Nội thất Đăng Khoa vừa chia sẻ đặc tính, các loại tấm veneer, ưu – nhược điểm và quy trình sản xuất gỗ veneer đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Để tham khảo các dòng nội thất gia đình, nội thất văn phòng, nội thất công cộng, nội thất trường học,… gỗ công nghiệp phủ veneer có thể truy cập website.